Lý thuyết hệ thống ANDON

Ly thuyet andon

Mô hình hệ thống ANDON

  • Hệ thống ANDON là một công cụ phát hiện các bất thường trong quá trình sản xuất, sau đó thông báo ngay lập tức bằng âm thanh, hình ảnh tới nhóm người đang phụ trách khu vực có sự bất thường. Cụm từ ANDON có nguồn gốc từ tên một loại đèn lồng làm từ giấy và tre của người Nhật.
  • Hệ thống ANDON có nhiều hình thức: từ cảnh báo cho một vị trí đến cảnh báo cho nhiều dây chuyền, công đoạn; từ cảnh báo đơn giản bằng đèn/chuông cho đến các dạng bảng phức tạp.
  • Đặc điểm chung của tất cả các dạng là hệ thống cảnh báo sản xuất về tình trạng sản xuất theo thời gian thực ở khu vực được theo dõi.

Hệ thống ANDON đem lại giá trị cho nhà máy

  • Nguyên lý hoạt động của hệ thống ANDON là cho phép nhân viên hoặc thiết bị kích hoạt hệ thống cảnh báo sản xuất khi nhận thấy bất thường, gửi thông báo hành động cần thực hiện ngay (sửa chữa, bảo dưỡng, cấp nguyên liệu, …). Căn cứ tín hiệu hệ thống ANDON gửi đến, bộ phận điều hành sản xuất điều động người phù hợp đến hỗ trợ.

Quy trình xử lý của hệ thông ANDON

  • Hệ thống ANDON mang lại nhiều lợi ích cho nhà máy trong sản xuất và công tác quản lý. Trong sản xuất, hệ thống ANDON đảm bảo an toàn sản xuất cho người và kéo dài tuổi thọ thiết bị sử dụng. Hệ thống ANDON cũng ngăn sản phẩm lỗi đến tay khách hàng, đồng thời tránh để xảy ra hiện tượng sai sót hàng loạt trên nhiều sản phẩm. Thêm nữa, người hỗ trợ khi nhận biết có sự cố, họ biết chính xác cần đến khu vực nào và giải quyết vấn đề gì, tiết kiệm thời gian khắc phục sự cố.
  • Trong quản lý, ANDON trước tiên cho phép nhóm vận hành sản xuất tiêu tốn ít thời gian và ít công sức hơn để ngồi trực bên cạnh máy móc theo dõi tình hình. Thay vào đó, họ có nhiều thời gian hơn để xử lý sự cố. Tiếp theo, hệ thống cảnh báo sản xuất  chỉ ra những chỗ bất hợp lý trong dây chuyền sản xuất hiện tại. Khắc phục những sự bất thường xảy ra là cơ hội để giảm sai sót thể hiện qua tần suất dừng lại khắc phục sự cố. Nhờ cập nhật quá trình sử dụng thiết bị và quá trình sửa chữa, bảo trì, nhóm vận hành có thể theo dõi thiết bị và nhân viên sửa chữa chính xác. Cuối cùng, hệ thống cảnh báo sản xuất như là một chương trình giao tiếp 2 chiều: khi đèn báo chuyển về màu xanh, có nghĩa là hệ thống hoạt động bình thường.
  • Ngược lại, có một số hiểu nhầm về khả năng của hệ thống ANDON.
    • Thứ nhất, hệ thống cảnh báo sản xuất ANDON có thể thông báo lỗi phát sinh nhưng không thể tự giải quyết lỗi phát sinh đó.
    • Thứ hai, hệ thống cảnh báo sản xuất không thể tự loại các khiếm khuyết hiện có trên dây chuyền cũng như trên sản phẩm mà phải được con người loại bỏ. Nếu không trong những lần vận hành tiếp theo, hệ thống cảnh báo sản xuất tiếp tục báo lỗi và cho dừng dây chuyền.
    • Thứ ba, mặc dù có thể thông báo tình trạng lỗi hay bình thường của dây chuyền,hệ thống cảnh báo sản xuất ANDON không nên được coi là công cụ giao tiếp giữa con người với con người. Nếu công nhân và người giám sát cần trao đổi với nhau, họ vẫn cần liên lạc với nhau.
  • Tóm lại, hệ thống ANDON là một phần trong quá trình hỗ trợ kiểm soát chất lượng. Hệ thống cảnh báo sản xuất có mục đích quan trọng là thông báo khi có điều bất thường phát sinh, tránh xảy ra sai sót hàng loạt. Bên cạnh những giá trị dễ thấy như khắc phục sự cố nhanh chóng và giảm khối lượng công việc giám sát, lưu giữ thông tin, khắc phục sự cố bất thường sẽ đem lại sự tiến bộ cho dây chuyền hiện có, mang lại giá trị lâu dài. Đầu tư hệ thống ANDON hoàn toàn là sự đầu tư đem đến nhiều lợi ích.
    Tổng hợp.